Vỗ rung long đờm liệu pháp điều trị một số bệnh hô hấp ở trẻ 2 tháng tuổi

tháng 1 05, 2022

Vỗ rung long đờm là gì?

Vỗ rung là phương pháp điều trị nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ chủ động tác dụng một lực cơ học qua thành ngực truyền vào phổi

Vỗ rung kết hợp dẫn lưu tự nhiên là kỹ thuật quan trọng giúp bệnh nhân tống đờm ra khỏi đường hô hấp, làm giảm ứ đọng đờm ở những bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp, những bệnh nhân hôn mê, liệt… có xuất tiết ứ đọng đờm dãi.

Dẫn lưu tự nhiên là phương pháp làm sạch phế quản bằng cách kiểm soát hít vào và thở ra chậm với tư thế ngồi, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng giải phóng tắc nghẽn mũi họng:
  • Đây là cách làm sạch khoang mũi và vòm mũi họng
  • Kích thích để hắt hơi

Tại sao bậc cha mẹ không nên tự ý vỗ rung long đờm cho trẻ tại nhà

Vỗ rung long đờm liệu pháp điều trị một số bệnh hô hấp ở trẻ 2 tháng tuổi

Cha mẹ hoàn toàn không nên tự thực hiện kỹ thuật vỗ rung long đờm tại nhà. Phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ và do các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn sâu.

Một số việc cha mẹ có thể làm tại nhà để giúp bé mau khỏi bệnh:

  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ 4-5 lần/ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn hoặc ngủ để trẻ ngủ ngon hơn và ăn dễ hơn. Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ.
  • Chỉ nên dùng khăn giấy sạch sử dụng một lần để hỉ, lau mũi cho trẻ; tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có nhiều nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để đờm loãng ra.
  • Chia nhỏ các bữa ăn để trẻ dễ tiêu và không biếng ăn.
  • Khi ngủ, cho trẻ nằm nghiêng, kê gối cao hơn thông thường.
  • Hạn chế việc mẹ dùng miệng hút mũi cho trẻ vì trong khoang miệng của mẹ có nhiều vi khuẩn gây bệnh, chỉ nên dùng trong trường hợp cấp cứu.
  • Khi bị viêm hô hấp, trẻ thường ho hoặc ói, đây là phản xạ tự nhiên để tống xuất các chất lạ ra khỏi đường thở. Khi đó, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ xuất đờm bằng cách vỗ lưng trẻ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại thuốc ức chế cơn ho mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì sẽ khiến đờm đặc quánh lại, độ dính cao và khó tống xuất ra ngoài.

Một số lưu ý khác trong phương pháp vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm là một biện pháp điều trị hỗ trợ, không phải là biện pháp điều trị nguyên nhân.
Tổng hợp và phân tích kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy rằng vật lý trị liệu hô hấp không làm thay đổi diễn tiến của hai nguyên nhân gây ho có đờm quan trọng và phổ biến ở trẻ nhỏ là viêm phổi và viêm tiểu phế quản không có biến chứng xẹp phổi.


Đối với các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp đơn thuần, kể cả viêm phổi, viêm thaVỗ rung long đờm liệu pháp điều trị một số bệnh hô hấp ở trẻ 2 tháng tuổinh khí phế quản, viêm tiểu phế quản không có biến chứng do ứ đọng đàm nhớt, không được thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ.

Không phải khi nào trẻ mắc bệnh hô hấp cũng cần phải tập vật lý trị liệu hô hấp , ngay cả trong nhiều trường hợp trẻ thật sự có đờm. Ví dụ: bệnh nhân hen suyễn, không phải lúc nào cũng nên tập vật lý trị liệu dù cũng là ho có đờm. Đặc biệt cần lưu ý là khi bệnh nhân đang lên cơn suyễn (thường có biểu hiện ho, nặng ngực, khò khè, khó thở) thì không nên tập vật lý trị liệu vì không hiệu quả và có khi lại làm nặng hơn tình trạng khó thở của trẻ.

Vì vậy, trẻ cần được khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm,crom, selen, vitamin nhóm B , ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm.Tăng cường lysine cho bé giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.



Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Hãy thường xuyên truy cập website http://babyh24h.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Vai trò của liệu pháp vỗ rung trong điều trị một số bệnh hô hấp

Vỗ, rung lồng ngực có tính chất cơ học làm long dịch tiết, long đờm, sau đó dẫn ra các phế quản rộng hơn để thoát ra ngoài nhờ phản xạ ho và khạc, hoặc dùng máy hút nếu người bệnh không tự ho được.
Kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực được tiến hành xen kẽ trong thời gian dẫn lưu tư thế và kết hợp tập thở và ho.

Phương pháp vỗ rung long đờm đúng cách giúp đường thở được thông thoáng khiến trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè, giảm nôn ói. Đồng thời phương pháp này giúp giải phóng đờm nhớt.Cách vỗ rung cho bệnh nhân nhí.

Tư thế vỗ rung long đờm: Trẻ có thể nằm nghiêng một bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.

Xác định vị trí vỗ: Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Các mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm:

Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.

Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.

Mỗi lần vỗ rung làm 10-15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.

Lưu ý, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.
Lưu ý khi thực hiện vỗ rung trong điều trị một số bệnh hô hấp ở trẻ ho có đờm

Phương pháp này được áp dụng trong một số bệnh lý về đường hô hấp như: viêm nghẹt mũi, viêm tiểu phế quản; các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp.

Một số lưu ý đặc biệt khi thực hiện việc vỗ rung long đờm cho trẻ:

  • Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, sau một đêm dài ngủ lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn và tránh việc làm trẻ bị nôn trớ thức ăn.
  • Trước và sau khi vỗ rung, mẹ cần hút sạch đờm dãi khỏi mũi họng trẻ.
  • Trong quá trình vỗ rung long đờm cho bé, mẹ nên tháo bỏ trang sức như nhẫn, đồng hồ đeo tay.
  • Không nên vỗ trực tiếp lên người nếu trẻ cởi trần mà nên phủ một tắm khăn mỏng lên người con.

babyh24h là một trong những đơn vị y tế thực hiện liệu pháp vỗ rung long đờm theo đúng chuẩn kĩ thuật, được thực hiện trực tiếp bởi các bác sỹ đầu nghành – nhiều năm công tác tại BV Bạch Mai.
  • Bác sĩ lựa theo nhịp thở của con để thực hiện, nhanh chóng kích thích đưa đờm dãi ra ngoài
  • Hết đờm ho sau liệu trình từ 3-4 buổi
  • Giảm và hết tình trạng viêm phế quản, viêm đường hô hấp kéo dài
  • Trả lại cho con giấc ngủ ngon, ăn uống tốt hơn
  • Không sử dụng Kháng Sinh
Vỗ rung kết hợp dẫn lưu tự nhiên là kỹ thuật quan trọng giúp bệnh nhân tống đờm ra khỏi đường hô hấp, làm giảm ứ đọng đờm ở những bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp, những bệnh nhân hôn mê, liệt… có xuất tiết ứ đọng đờm dãi.

Dẫn lưu tự nhiên là phương pháp làm sạch phế quản bằng cách kiểm soát hít vào và thở ra chậm với tư thế ngồi, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
Giải phóng tắc nghẽn mũi họng:
  • Đây là cách làm sạch khoang mũi và vòm mũi họng
  • Kích thích để hắt hơi

Chỉ định, chống chỉ định

Chỉ định
  • Viêm phế quản phổi.
  • Viêm phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản.
  • Hen phế quản.
  • Giãn phế quản.
  • Chống chỉ định
  • Chấn thương lồng ngực.
  • Trẻ mắc bệnh tim mạch.
  • Tràn dịch, tràn khí màng phổi.
  • Ung thư phổi.
  • Dị tật đường thở.
  • Ngay sau khi trẻ ăn no.
  • Nguyên tắc vỗ, rung

Nguyên tắc của vỗ: Dùng tay vỗ nhẹ vào ngực nhằm tạo nên các sóng xung lực tác động qua thành ngực truyền vào phổi, làm các cục đờm ứ đọng dính vào phế quản bị bong ra rồi đờm được dẫn lưu vào phế quản lớn và ho tống ra ngoài.

Nguyên lý: Làm tăng luồng khí thở ra.
Kỹ thuật: Bàn tay của người rung tiếp xúc thật sát với lồng ngực, lưng bệnh nhân, gồng toàn bộ cánh, cẳng tay và đẩy nhẹ trong suốt khi thở ra
Lặp lại 5 lần rung ở một vị trí trên lồng ngực.
Dẫn lưu tự nhiên

Chú ý khi vỗ, rung

  • Tổng thời gian vỗ và rung không quá 30 phút.
  • Vỗ lồng ngực cho trẻ khi dạ dày rỗng, tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn. Có thể tiến hành vỗ lồng ngực nhiều lần trong ngày.
Trước và sau khi vỗ rung lồng ngực bạn phải hút đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ.
Trước khi vỗ lồng ngực hãy cởi bỏ bớt quần áo bó chặt khỏi người trẻ, đặt trẻ ở tư thế thích hợp. Trẻ có thể nằm úp lên ngực mẹ, nằm úp lên đùi mẹ nghiêng mặt về một bên, nằm ngửa trên đùi mẹ đầu hơi ngửa về sau.

Cha mẹ tháo bỏ nhẫn, đồng hồ và vòng đeo tay. 
Phủ một tấm vải mỏng lên người trẻ nếu trẻ cởi trần, tránh vỗ trực tiếp vào da của trẻ.

Tiếp đó gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Khi vỗ vào lồng ngực, bạn sẽ nghe thấy âm thanh rỗng bồm bộp do khí bị kẹt giữa lòng bàn tay khum và lồng ngực gây ra. Nếu ânh thanh phát ra bèn bẹt, giống như khi vỗ tay, thì cần kiểm tra lại vì có thể bàn tay bạn cong chưa đủ.Vỗ đúng cách không hề gây đau cho trẻ.

Thực hiện vỗ lồng ngực, bạn chỉ cần di chuyển cổ tay chứ không di chuyển cánh tay và vai.Vỗ bên trái rồi sang bên phải. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống. Khi thao tác vỗ long đờm cần thực hiện dứt khoát và đều đặn, nhưng không quá mạnh, khoảng 1-3 phút ở mỗi vị trí.
Vỗ long đờm sẽ hỗ trợ cho việc điều trị viêm phổi nhanh khỏi hơn.

Vai trò của liệu pháp vỗ rung trong điều trị một số bệnh hô hấp ...
trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họngtrẻ 2 tháng tuổi bị đờm ở cổcách chữa ho cho trẻ 2 tháng
trẻ sơ sinh có đờmvỗ đờm cho bébé bị đờm

Một số câu hỏi hỏi liên quan đến vỗ rung long đờm

Trẻ sơ sinh bị đờm lâu ngày là biểu hiện của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng khiến nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng không biết nguyên nhân nào khiến trẻ bị đờm ở cổ họng, liệu có phải do cách chăm sóc của mẹ hay con đang mắc phải một số bệnh lý nào đó.

Bị đờm lâu ngày ở cổ họng do bệnh lý nào?

Hiện tượng này có thể do bé đang mắc phải một số bệnh lý như viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,… 

Các bệnh lý này gây kích ứng lớp niêm mạc cổ họng làm xuất hiện đờm, khiến trẻ ho, khò khè, khó thở hoặc sốt.

Trẻ bị đờm ở cổ họng lâu ngày nên xử trí như thế nào?

Ngoài việc thăm khám với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, mẹ cần biết cách xử trí nhằm cải thiện triệu chứng bằng cách như sau:
  • Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% có bán ở các hiệu thuốc kết hợp với dụng cụ hút dịch mũi để loại bỏ đờm nhớt khỏi cổ họng, mũi của trẻ. Chú ý khi rửa họng hay hút mũi cho trẻ phải thực hiện đúng cách, dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mẹ cũng có thể áp dụng biện pháp vỗ rung đờm cho trẻ, tuy nhiên cần thực hiện đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp phía dưới của trẻ. Cần giữ vệ sinh mũi, họng sạch sẽ cho con, để tránh virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh đường hô hấp cho trẻ.
  • Biện pháp xử trí tốt nhất là mẹ nên cho bé đi thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp đặc trị đờm ở cổ họng cho trẻ, đồng thời giúp phát hiện sớm các bệnh lý mà trẻ đang mắc phải để có biện pháp xử trí triệt để và tốt nhất.
Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn Ngọc Giang hiểu hơn về các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đờm lâu ngày không khỏi và cách xử trí tốt nhất trong trường hợp này là gì.

8 Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng mẹo dân gian


Tìm hiểu các cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà các mẹ vẫn hay áp dụng để khắc phục dịch nhày trong cổ họng và mũi của bé. Khi mà 80% trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng tuổi có đờm không phải do cảm lạnh hay cảm cúm. Nhưng điều này lại khiến bé khò khè, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc.

1/8 CÁCH CHỮA ĐỜM CHO TRẺ SƠ SINH 2 THÁNG TUỔI BẰNG MẸO

Thực hiện các cách chữa đờm đối với trẻ sơ sinh tầm 2 tháng tuổi với mẹo đơn giản tại nhà sẽ giúp cha mẹ chủ động trong việc đảm bảo sức khỏe đường hô hấp trên cho con. Dưới đây là 8 cách hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng ngay ở nhà để trị đờm cho bé:

CÁCH 1: NÂNG CAO GỐI KHI NGỦ

Có nhiều mẹo, bài thuốc, cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã được ông bà ta thường xuyên áp dụng và truyền lại cho con cháu. Trong đó, việc cho trẻ dùng gối chính là giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả không kém.

Dù chỉ nâng cao thêm 1-2 inch thôi nhưng điều này cũng giúp đờm không bị trào ngược hay ứ đọng ở mũi, cổ của bé. Con sẽ dễ thở và ngủ ngon hơn.

CÁCH 2: CHO BÉ BÚ MẸ NHIỀU HƠN

Sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giàu kháng thể giúp tăng cường miễn dịch cho bé 2 tháng tuổi. Đồng thời, nước trong sữa mẹ cũng giúp làm loãng dịch nhầy và đờm ở mũi và đường hô hấp tốt hơn. Chính vì thế mà bạn nên cho bé bú nhiều hơn bình thường và chia làm nhiều cữ bú nhỏ trong ngày nhé.

CÁCH 3: ĐỂ CHẬU NƯỚC TRONG PHÒNG

Nếu thời tiết khô, độ ẩm thấp, bạn nên tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bé. Mẹo chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng cách đặt một chậu nước trong phòng này là giải pháp đã được ông bà ta áp dụng, khi chưa có thiết bị hiện đại như máy làm ẩm không khí bây giờ.

CÁCH 4: BÀI THUỐC CHỮA ĐỜM CHO TRẺ BẰNG LÁ HẸ

Không chỉ là một loại gia vị, lá hẹ còn được sử dụng làm bài thuốc chữa tiêu đờm cho trẻ hiệu quả. Theo Đông Y, lá hẹ có tính nhiệt. Nấu chín có tính ấm, vị cay, ngọt, không độc… có tác dụng chữa các bệnh đường hô hấp như ho đờm, viêm họng, suyễn… và các bện đường tiêu hóa.


Kết quả này cũng tương tự theo Y học hiện đại, trong lá hẹ có các các thành phần kháng sinh mạnh hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp và đường ruột như Allicin, Sulfit, Odorin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hô hấp, đường ruột cho cơ thể. Hoạt chất Saponin có trong lá hẹ cũng có tác dụng tiêu đờm, chữa ho cho trẻ tốt.

Do đó, cách trị đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng lá hẹ rất hiệu quả và an toàn. Mẹ có thể thực hiện các bài thuốc với lá hẹ như:

Hẹ chưng đường phèn: Chuẩn bị 5 – 7 lá hẹ, rửa sạch. Sau đó cuộn vào cùng vài viên đường, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút và chắt lấy nước. Cho bé uống nước hẹ chưng 3 lần/ngày trong 3 – 5 ngày, mỗi lần 1 thìa nhỏ khoảng 3-5ml.

Hẹ chưng hoa đủ đủ, hạt chanh: Chuẩn bị 5 – 7 lá hẹ, 1 ít hoa đu đủ rửa sạch, 1 ít hạt chanh. Giã nát nguyên liệu rồi thêm một ít đường phèn, hấp cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội rồi cho bé uống hẹ chưng khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần một thìa nhỏ khoảng 3-5ml.

Lưu ý: Không sử dụng quá liều để tránh làm tổn thương đến các cơ quan tiêu hóa.

CÁCH 5: TIÊU ĐỜM CHO TRẺ SƠ SINH BẰNG QUẢ TẮC

Tắc chưng đường phèn hay mật ong là bài thuốc chữa ho, đờm có từ lâu đời và rất phổ biến. Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, việc dùng mật ong có thể gây biến cố dị ứng nên bạn hãy chưng tắc với đường phèn thôi nhé. Quất có chứa hàm lượng vitamin cao, tinh dầu, pectin giúp kháng viêm, giảm ho và tiêu đờm nhanh.

Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 – 3 quả tắc xanh, cắt đôi, bỏ hạt và vài hạt đường phèn. Sau đó hấp cách thủy 20 phút, chắt lấy nước, để nguội bớt rồi cho bé uống. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 – 2 giọt.

CÁCH 6: BÀI THUỐC QUẢ TẮC CỦ NÉN

Củ nén hay còn gọi là hành tăm. Theo nghiên cứu, củ nén có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp sát khuẩn và chữa các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa như ho có đờm, đầy bụng khá hiệu quả.

Bạn chỉ cần chọn khoảng 10 củ nén, rửa sạch, giã nát và cho thêm một ít đường phèn. Đem các nguyên liệu đi hấp cách thủy, chắt lấy phần nước cho bé trên 2 tháng tuổi uống.

CÁCH 7: BÀI THUỐC VỚI LÁ HÚNG CHANH

Nếu bé 2 tháng tuổi bị ho có đờm thì bạn cũng có thể sử dụng lá húng chanh cho bé. Thành phần Cavaron trong húng chanh có tác dụng trị tiêu đờm, trừ độc tốt.

Bạn chỉ cần lấy lá húng chanh, rửa sạch, giã nát và thêm vào 10ml nước sôi, Đợi cho tinh dầu chảy ra hết thì lọc lấy phần nước cho bé uống,

Hoặc nhanh hơn, bạn có thể cho lá húng chanh vào máy xay và xay nhuyễn. Sau đó chưng cách thủy với đường phèn. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ và liên tục trong 1 tuần thì bé sẽ hết đờm.

CÁCH 8: SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM

Các loại tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu tràm có hiệu quả trị ho, đờm khá tốt. Đây cũng là cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi được nhiều mẹ áp dụng. Tinh dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm khá phổ biến ở nước ta nên bạn rất dễ tìm kiếm và sử dụng tinh dầu này cho bé. Nó không chỉ giúp ức chế vi khuẩn phát triển mà còn làm tan các chất nhầy trong cổ họng tốt.


Cách dùng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt vào máy xông tinh dầu và xông phòng ngủ của bé, nước tắm hay yếm của bé. Lưu ý không để tinh dầu xúc trực tiếp với da bé, nhất là các loại đậm đặc.

DÙNG MẸO TRỊ TIÊU ĐỜM CHO TRẺ 2 THÁNG TUỔI CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?

Có nhiều mẹo dân gian chữa tiêu đờm cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể lựa chọn để khắc phục cho bé. Các phương pháp này đều khá hiệu quả, bởi phần lớn hiện tượng đờm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là hiện tượng bình thường và thường không quá nghiêm trọng.,,

Tuy nhiên, vì là thành phần thảo dược nên tác dụng sẽ nhanh hay chậm tùy tình trạng và cơ địa của bé. Mẹ nên kiên trì áp dụng các phương pháp trên từ 3 – 5 ngày nhé.

Nếu bé có nhiều đờm mũi, bạn cũng nên rửa mũi cho bé. Bởi nước mũi không chỉ đi ra trước gây hiện tượng sổ mũi mà còn chảy ra sau, theo cổ họng xuống đường tiêu hóa ra ngoài. Khi nước mũi nhiều và không được làm sạch cũng làm tăng lượng đờm trong cổ họng bé.

Để loại bỏ dịch nhầy mũi cho bé nhanh và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo sản phẩm muối ưu trương Nebial 3% kết hợp Natri Hyaluronate dưỡng ẩm. Thành phần Natri Hyaluronate giúp dưỡng ẩm mũi, bảo vệ niêm mạc mũi và làm dịch nhầy mũi dễ tống đẩy ra ngoài hơn.

Trên đây là các cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi hiệu quả. Nhưng dù có áp dụng giải pháp nào, bạn hãy tiếp tục theo dõi bé xem con có biểu hiện bất thường nào như: ho, sốt, bỏ bú, chậm tăng cân… để cho bé đi khám, loại trừ các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm nhé.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi an toàn và hiệu quả là thông tin các mẹ quan tâm. Bởi đờm xuất hiện nhiều trong mũi và họng sẽ khiến bé quấy khóc, nôn trớ, lười bú, thậm chí gây ho và viêm nhiễm.

NGUYÊN NHÂN TRẺ SƠ SINH 2 THÁNG TUỔI BỊ ĐỜM

Tình trạng đờm xuất hiện nhiều tại khoang mũi và họng ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi khá phổ biến. 
Về cơ bản, chúng không gây tác hại xấu đến sức khỏe trẻ. 

Tuy nhiên, đờm lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu, vướng họng, gây khó thở, giảm tần suất bú và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Phụ huynh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây đờm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi để có biện pháp điều trị phù hợp:

Dị ứng: Lớp “áo giáp” bảo vệ cơ thể ở trẻ 2 tháng tuổi còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, trẻ sẽ dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Thường gặp nhất là các yếu tố dị ứng liên quan đến thời tiết, hóa chất, phấn hoa, lông thú nuôi,… 

Đây đều là những tác nhân gây tăng tiết đờm tại họng và khoang mũi.
Do virus: Trẻ sơ sinh bị đờm còn do nguyên nhân về bệnh lý. Một số bệnh lý viêm đường hô hấp gây đờm ở trẻ nhỏ là cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản,…

Nhiễm trùng: Không thủ vai “phản diện” hoàn toàn như nhiều người vẫn nghĩ, đờm được sinh ra là do cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ đờm xuất hiện nhiều mà không được loại bỏ sẽ là dấu hiệu của sự nhiễm trùng

Yếu tố sinh lý: Khoang mũi của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên kích thước có phần khiêm tốn. Vì vậy, trẻ sẽ rất dễ gặp tình trạng tắc nghẽn. Thực tế có tới 80% trường hợp trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đờm xuất phát từ nguyên nhân này.

GIẢI PHÁP CHO TRẺ SƠ SINH 2 THÁNG TUỔI BỊ ĐỜM

Nếu ở người lớn, đờm không phải là mối đe dọa quá đáng sợ với chúng ta. Nhưng với trẻ sơ sinh, các bé chưa có khả năng tự “tống xuất” đờm ra ngoài bằng cách khạc. Do đó, bé sẽ cần tới sự trợ giúp từ người lớn. Dưới đây là một số cách trị đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

VỆ SINH MŨI CHO BÉ


Đây là cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi được áp dụng phổ biến nhất. Các bước thực hiện khá đơn giản, phụ huynh không phải chuẩn bị dụng cụ quá cầu kỳ mà vẫn mang lại hiệu quả tống đờm ra ngoài nhanh chóng.

  • Cách vệ sinh mũi cho bé 2 tháng tuổi được thực hiện như sau:
  • Giữ bé nằm cố định ở tư thế nghiêng người, đầu hướng dốc xuống
  • Đặt một miếng khăn mềm dưới phần má bé tiếp xúc với sàn nhà
  • Nhỏ một lượng dung dịch muối sinh lý 0.9% vào mũi bé
  • Giữ nguyên cho dung dịch thấm sâu giúp làm loãng đờm
  • Dùng khăn lau sạch miệng và mũi bé
Nếu tình trạng đờm ở bé tắc nghẽn nghiêm trọng, phụ huynh nên thực hiện 2-3 lần/ngày
Lưu ý: Nếu đờm tích tụ trong mũi bé quá đặc, phụ huynh có thể dùng dụng cụ hút mũi để lấy chúng ra ngoài dễ dàng hơn.

VỖ RUNG ĐỜM


Vỗ rung long đờm nhằm mục đích cải thiện khả năng hô hấp, giúp bài trừ và đào thải chất nhầy ra khỏi khoang mũi và họng bé. Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi này sẽ được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy. Thời gian vỗ long đờm cho bé quy định là từ 10 – 15 phút.

Kỹ thuật vỗ long đờm cho trẻ được thực hiện theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Thông mũi
  • Bước 2: Hút dịch
  • Bước 3: Chặn gốc lưỡi
  • Bước 4: Tăng luồng khí thở ra AFE
Đây là một phương pháp khó, vì vậy bố mẹ không được tự ý thực hiện cho bé tại nhà mà cần đến sự trợ giúp của các kỹ thuật viên.

CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Không khí hanh khô cũng ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bé. Nếu độ ẩm trong không khí cao, dịch nhầy bị tắc nghẽn trong họng và mũi bé sẽ được làm loãng, từ đó dễ tống ra ngoài hơn.

Để cải thiện chất lượng không khí, phụ huynh có thể sử dụng máy lọc không khí đặt trong phòng bé.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm 1-2 giọt tinh dầu tràm để mang lại cảm giác dễ chịu hơn và giúp bé có giấc ngủ ngon.

TĂNG CƯỜNG CỮ BÚ CHO BÉ

Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đờm, có một cách chữa đơn giản mà hiệu nghiệm mẹ có thể áp dụng đó là cho bé uống sữa nhiều hơn. Sữa mẹ sẽ giúp bé cải thiện tình trạng đau, rát họng. Đồng thời có khả năng phá vỡ liên kết của chất nhầy, từ đó đẩy chúng ra ngoài dễ dàng.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?

Khi xuất hiện tình trạng bé bị ọc sữa và thở khò khè khiến không ít mẹ lo lắng liệu bé có thể bị mắc những bệnh về hô hấp hoặc liên quan đến dạ dày. Việc ọc sữa, nôn trớ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé biếng ăn hoặc thiếu chất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu như bé bị ọc sữa, nôn trớ ở mức bình thường với tần số không quá nhiều, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé thì đây chỉ là hình thức ọc sữa, nôn trớ sinh lý, bé sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu như trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè kèm theo kéo dài liên tục thì có thể bé đang mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mẹ cần phải có sự thăm khám của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp với bé.

Nguyên nhân bé bị ọc sữa và thở khò khè

Trẻ sơ sinh khi mới sinh khoảng từ 4-8 tuần thường có hệ tiêu hóa non yếu, hệ thống van dạ dày vẫn hoạt động chưa đồng bộ nên trong quá trình bú, bé rất dễ nuốt hơi vào dạ dày. Với lượng hơi bị dư "thừa" này không những khiến bé bị no lâu hơn mà còn khiến trẻ bị ọc sữa ra nếu được đặt nằm nghiêng.

Thông thường, hiện tượng này khá phổ biến trong giai đoạn sau sinh vài tháng đầu, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu như bé bị ọc sữa và thở khò khè cùng nhau, giống như nghẹt mũi thì cần phải chú ý đến một trong hai nguyên nhân sau:

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở hơn một nửa số trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu. Một lượng nhỏ thức ăn rò rỉ trở lại vào thực quản từ dạ dày và khiến trẻ sơ sinh bị ọc ra. Nguyên nhân là do dạ dày trẻ không chỉ rất nhỏ mà còn nằm ngang và trẻ hay ham bú nên dạ dày tiêu hóa không kịp. Nếu như mẹ không lưu ý, các cữ bú quá nhiều làm tăng lượng sữa khiến dạ dày bị quá tải, sữa trào ngược lên, thoát ra miệng khiến bé bị ọc sữa.

Còn khi sữa bị lạc qua đường hô hấp sẽ khiến kích thích việc tăng tiết đàm, lúc này, mẹ sẽ nghe thấy tiếng thở khò khè của bé. Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất sau khi cho ăn, nhưng có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh khóc, ho hoặc căng thẳng.

Trẻ bị dị ứng hoặc bị viêm đường hô hấp

Việc đờm nhớt bị ứ đọng và tăng tiết dịch tại vòm mũi họng đã khiến gây nên tình trạng khò khè làm cho bé có thể bị ngạt mũi ít nhiều. Khi bé bị ngạt mũi, bé sẽ phải thở bằng miệng, niêm mạc vùng họng bị khô làm cho kích thích phản xạ nôn và khiến bé bị ọc sữa ra ngoài.
Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?

Theo chia sẻ của các chuyên gia về Tai Mũi Họng thì trong trường hợp bé bị ọc sữa và thở khò khè, việc cần thiết nhất mà mẹ phải làm là rửa vòm mũi họng của bé thật tốt bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày 3-5 lần. 

Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé nằm nghiêng một bên rồi nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi của bé cho đến khi nước muối chảy sang lỗ mũi bên kia. Sau đó thì đổi bên và thực hiện tương tự như lúc đầu.

Trong suốt khoảng thời gian mà mẹ thấy trẻ có tần suất bị ọc sữa và thở khò khè nhiều thì nên thực hiện nhỏ nước muối sinh lý càng nhiều càng tốt. Nếu bé không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, tốt hơn hết, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường xuyên, mẹ cũng nên chú ý đến tư thế cho trẻ bú. Khi bé bú cần phải dùng 2 ngón tay để kẹp núm vú giúp sữa chảy chậm hơn (nếu như mẹ nhiều sữa), tránh việc bé bú quá nhanh và nuốt phải không khí sẽ khiến cho bé dễ bị nấc cụt, ọc sữa.

Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé và bế vác bé lên khoảng 10 phút hoặc cũng có thể cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng khoảng 30 độ. Nếu bé bị ọc sữa sau khi bú, mẹ nên cho bé nghỉ 30 phút rồi mới bú tiếp.
Bé bị ọc sữa và thở khò khè khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi thường rất dễ gặp phải tình trạng bị ọc sữa và thở khò khè, tuy nhiên, đến 6 tháng tuổi thì triệu chứng này thuyên giảm tới 60%. Lúc này, trẻ bắt đầu ăn dặm với chế độ ăn đặc hơn và bé đã tự ngồi được. Khi đến 1 tuổi thì có tới 90% bé sẽ hết triệu chứng ọc sữa và thở khò khè này.

Đối với những trẻ sơ sinh liên tục bị ọc sữa và thở khò khè, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân là do đâu. Trường hợp trẻ sơ sinh mới ít tháng tuổi nhưng lại bị ọc sữa quá nhiều lần gây nên hiện tượng khó thở, chậm tăng cân, bị viêm đường hô hấp thì không nên chần chừ mà phải đi khám ngay để được kê thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa, mẹ phải xử lý như thế nào?
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có thể là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nên bố mẹ không nên chủ quan mà cần...
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, và chỉ mang tính chất tham khảo

ĐĂNG KÝ KHÁM TRỰC TUYẾN

Giảm ngay 30% phí trị liệu hoặc tiểu phẫu cho 50 người đăng kí đầu tiên

Đặt lịch hẹn khám